Ngày 19 tháng 3 năm 2014, được sự Ủy quyền của Hội đồng Họ Trương Việt Nam, Đoàn Hội đồng Họ Trương tỉnh Quảng Bình do ông Trương Quang Phúc - Chủ tịch Hội đồng Họ Trương tỉnh Quảng Bình làm trưởng đoàn, đã trực tiếp đến gia đình thăm hỏi, động viên và trao số tiền trên cho các cháu.
Hai anh em Đại tướng quân Trương Hống - Trương Hát quê ở Vân Mẫu, huyện Quế Dương, sau đổi thành huyện Võ Giàng, quận Vũ Ninh, xứ Kinh Bắc (nay là thôn Vân Mẫu, xã Vân Dương, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh). Các ngài đều là võ tướng, chí dũng song toàn, phò Triệu Việt Vương (Quang Phục) đánh thắng quân Lương vào năm Canh Ngọ (550), giải phóng đất nước Vạn Xuân khỏi ách áp bức của ngoại xâm phương Bắc. Do công cao đức trọng mà anh em ngài được nhiều triều đại tặng phong mỹ tự: “Đại vương thượng đẳng thần”. 372 làng ven sông Cầu, sông Cà Lồ, sông Thương đều có đình - đền thờ . Riêng các làng bên sông Cầu kể từ thượng nguồn Đu Đuổm (Thái Nguyên) xuống hạ lưu Lục Đầu (giáp giới giữa huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh và huyện Chí Linh – Hải Dương), đều tôn thờ “Thánh Tam Giang” làm Thành hoàng.
Hàng năm, Tiếu Mai - một làng cổ ven sông Cầu thường tổ chức hai lễ hội lớn vào mùa xuân: lễ hội tung hoa (mồng 2/2) và Lễ hội bơi chải (mồng 10 tháng 3 âm lịch) để ôn lại những sự tích về gia đình đức Thánh Tam Giang (Trương Hống, Trương Hát) – hai vị tướng giỏi của Triệu Việt Vương đã góp phần chiến thắng giặc Lương ở thế kỷ VI và giữ trọn đạo trung quân ái quốc.
Cha chết sớm, mẹ cũng bỏ lại đàn con thơ dại ra đi vĩnh viễn sau vụ tai nạn giao thông thảm khốc. Đang ở tuổi ăn tuổi học, nhưng 3 chị em Trương Thị Huyền ( lớp 9) Trương Thị Trang (lớp 7), Trương Thị Hoài Thu (lớp 3) ở thôn Gia Tịnh, xã Sơn Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã sớm phải sống cảnh mồ côi, bệnh tật, nghèo khó.
Nhân dịp Xuân mới Giáp Ngọ 2014, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã gửi thư chúc Tết tới đồng bào, đồng chí, và chiến sĩ cả nước.
Trong không khí tưng bừng đón xuân năm mới Giáp Ngọ 2014, Hội đồng Họ Trương Việt Nam đã tổ chức dâng hương, lễ tạ cuối năm tại đình Diềm (Viêm Xá Hòa Long, TP Bắc Ninh, tỉnh Ninh Bình) nơi thờ hai đức Thánh - Đại tướng nổi tiếng Trương Hống, Trương Hát ( thế kỷ VI); dâng hương Danh nhân Trương Hán Siêu (thế kỷ XIII) tại đền thờ Non nước (TP Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình và chúc tết Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại nhà riêng.
Như một món nợ ân tình, Hoàng Sa đã thấm trong máu thịt của từng phận người nơi đây. Dòng tộc Trương Công tại làng Thanh Quýt, xã Điện Thắng Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã đến với Hoàng Sa qua nhiều thế hệ…
Hòa trong không khí vui tươi của mùa xuân Giáp Ngọ 2014, cùng lòng biết ơn sâu sắc của các con cháu đối với bậc cao niên. Hôm nay, ngày 21/01/2014 tại Thôn Tất Xứng, xã An Hồng, huyện An Dương TP Hải Phòng, Họ Trương Hải Phòng cùng Hội đồng Gia tộc Họ Trương An Hồng cùng toàn thể con cháu nội ngoại của cụ long trọng tổ chức mừng thọ cụ Trương Thị Chính tuổi 100.
Kính thưa các vị trưởng tộc, các cụ phụ lão, cùng toàn thể bà con họ Trương Việt Nam trong và ngoài nước kính mến!
Trong thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” của vị Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi đã ca tụng, lưu truyền về sự kiện vĩ đại ở thế kỷ XV: “Trận Bồ Đằng sấm vang chớp giật - Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. Ngay sau chiến thắng lừng lẫy này, Bình Định Vương Lê Lợi phong cho Trương Công Hán - vị tù trưởng dân tộc Thái ở bản Khe Trằng (Mường Phục,Thọ Sơn, Anh Sơn, Nghệ An) là “Khả lãm Quốc Công”, giao cho ông quản lý một vùng đất rộng lớn gọi là “Tam bách đỉnh sơn” do đã có công đoàn kết, tập hợp thêm quân sĩ là người Thái, cung cấp lương thảo và ngựa chiến, voi chiến giúp nghĩa quân Lam Sơn hạ thành Trà Lân.