Sinh lão bệnh tử là quy luật lẽ thường của tự nhiên, cái chết không loại trừ bất cứ ai. Trong số những người sẽ ra đi về cõi vĩnh hằng, có không ít người trong số họ là người thân của chúng ta. Cổng thông tin điện tử Họ Trương Việt nam cung cấp thêm cho bạn đọc về nghi thức tổ chức tang lễ theo sách Thọ Mai Gia Lễ của Hồ Sỹ Tân (1690-1760) để quý vị hiểu thêm về phong tục văn hoá Việt và các thức tổ chức tang lễ của người xưa.
Văn Miếu – Quốc Tử Giám được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, có thể coi đây là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ.
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, gồm 54 thành phần dân tộc khác nhau. Ngoài dân tộc Việt (thường gọi là người Kinh) chiếm 87% dân số của cả nước, Việt Nam còn có 53 thành phần dân tộc khác, với tổng số dân hơn 8 triệu người, cư trú trên tổng diện tích 2/3 lãnh thổ từ miền Bắc đến miền Nam.
Tổ tiên Họ Trương ở Nham Biểu, Huế nguyên là Trương Công, quê quán ở Trang Hoàng Vân, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hóa.
Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, họ Trương Việt Nam tự hào có nhiều anh hùng mặt trận an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội đương thời trong đó tướng Trương Hữu Quốc -nguyên Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an
Ngày 20.8 này, tại Gò Công ( tỉnh Tiền Giang) sẽ diễn ra lễ giỗ lần thứ 150 ngày Bình Tây đại nguyên soái Trương Định tuẫn tiết và dựng tượng đồng tại đền thờ của ông. Miền Nam-Tân An, Gia Định…là quê hương thứ hai cũng là nơi người Anh hùng dân tộc quê hương Quảng Ngãi này được nhân dân tôn kính, thờ phụng như một vị thần…
(HTVN) Ngày 14-8, tạp chí Xưa và Nay phối hợp với họ Trương Việt Nam tổ chức lễ trao tượng anh hùng dân tộc Trương Định cho hai đền thờ ông tại thị xã Gò Công (Tiền Giang) và xã Tịnh Khê (huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi).
Thời kỳ chống Pháp trước đây, có nhiều người con của đất Việt tham gia vào những phong trào, những cuộc khởi nghĩa yêu nước và đã anh dũng chiến đấu, hy sinh đầy quả cảm trong đó có những người con của dòng họ Trương Việt Nam. Đặc biệt nổi lên có hai thủ lĩnh họ Trương: ở phía bắc có “Hùm thiêng Yên Thế “Hoàng Hoa Thám (tên thật là Trương Văn Thám) và ở phía Nam có “Bình Tây Đại Nguyên soái” Trương Định ( còn gọi là Trương Công Định). Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày mất của tướng quân Trương Định, chúng tôi xin viết đôi nét về Cụ, như một nén tâm nhang kính dâng lên viếng linh hồn đấng tiên liệt. Chính vào dịp kỷ niệm năm nay, đúng vào ngày Giỗ Cụ 20/8/2014, một pho tượng đồng đã được đúc, hô thần nhập tượng với sự quyên góp của các hậu duệ dòng họ Trương Việt Nam (do Hội đồng họ Trương Việt Nam khởi xướng ) được kính cẩn, long trọng rước về đặt tại nơi thờ Cụ tại quê nhà: Tịnh Khê, Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. Do lượng thông tin thu thập được không nhiều nên bài viết có thể chưa nêu hết được về tấm gương hy sinh lẫm liệt và công lao to lớn của Cụ, mong bạn đọc thông cảm. Hai người anh hùng dân tộc, hai tấm gương hy sinh lẫm liệt tuy ở hai chiến trường khác nhau của hai miền đất nước nhưng có chung một điểm là đều đã làm kinh hồn bạt vía lũ cướp nước, để lại tiếng thơm muôn thuở lưu truyền.
Nhân dịp kỷ niệm 150 năm ngày hy sinh bi tráng của Anh hùng Trương Định (20/8/ 1864 - 20/8/2014) Hội đồng Họ Trương khu vực phía Nam trân trọng kính mời bà con tham dự lễ kỷ niệm này.