Là một y tá quân y đã từng tham gia chiến đấu tại Campuchia cuối năm 1979, sau khi xuất ngũ, Trương Anh Kiệt đã hoàn tất chương trình đào tạo bác sĩ răng hàm mặt. Năm 1992 được chuyển về công tác tại Viện Điều dưỡng Bưu điện II, suốt 16 năm lao động cần cù, sáng tạo, bác sĩ Kiệt đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao và hiện nay là Giám đốc bệnh viện, được Nhà nước tặng danh hiệu “Thầy thuốc ưu tú” nhân Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27-2-2008 và Huân chương Lao động hạng ba nhân kỷ niệm 25 năm thành lập bệnh viện.
Là một nhà giáo, một nhà khoa học, một nhà quản lý, có địa vị trong xã hội, song thầy Kiệt sống rất thoải mái, vô tư. Nguyên tác mà có tình. Thầy rất đôn hậu, mục đích cao nhất là dào tạo được nhiều người có năng lực hoạt động nghiên cứu cho ngành mỏ địa chất. Vì thế thầy rất có trách nhiệm; quyết đoán, nhưng cũng biết lắng nghe, biết phục thiện. Thầy là sự hoà hoà nhập rất nhuần nhuyễn giữa một nhà khoa học, một nhà quản lý, một nhà sư phạm. Thực ra nhân cách của thầy được toả sáng từ vai trò đó có gì là khác biệt! Ở thầy có sự hoà quyện các vai trò trong một nhân cách. Vậy thôi!
Trở về nhà sau một đêm đi biển, chiều xuống anh Trương Anh Duy (xóm Bắc, phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) ra bãi biển với cái xẻng trên vai, tay xách xô nước kèm theo tấm ván để xây những lâu đài trên cát.
- Trước mỗi tin báo, CS113 luôn là lực lượng “đi tiên phong” nhưng “về lặng lẽ”. Trung tá Trương Văn Tùng-Đội phó Đội CS113 tại Hà Đông đã mở đầu câu chuyện với chúng tôi bằng sự ví von có phần hóm hỉnh như chính tính cách của anh. “Ba nhất” trong mọi tình huống Tâm sự về công việc cũng như những suy nghĩ về lực lượng CS113 với chúng tôi, Đại tá Hoàng Thanh Bình-Trưởng phòng CSTT-CATP không giấu nổi niềm tự hào: “Lâu nay mỗi khi nhắc tới CS113 là chúng ta phải nhắc tới sự nhanh nhẹn, mạnh mẽ và hiệu quả trong việc tiếp nhận, xử lý, giải quyết tin báo 113. Đây được coi như là “quả đấm thép” của CATP đối với đối tượng tội phạm.
Nhà văn Trinh Đường tên thật là Trương Đình, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1919, tại thôn Đại Thắng, xã Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam. Hội viên sáng lập Hội Nhà văn Việt Nam (1957). Mất ngày 28 tháng 9 năm 2001 tại Hà Nội.
Mẹ liệt sĩ Trương Thị Con (ảnh), 105 tuổi ở xóm Nội Dinh, thôn Cẩm Trang, xã Mai Trung (Hiệp Hòa) luôn được mọi người kính trọng bởi đức hy sinh, lòng chung thủy, sự gương mẫu. Đặc biệt, cụ còn là người "đặt nền móng" cho quỹ khuyến học của dòng họ Hoàng.
Chứng kiến việc làm từ thiện của bà, ban đầu nhiều người không hiểu đã cho rằng bà là người thích “chơi trội”. Bà cũng chẳng mấy bận tâm đến điều đó. Đối với bà, điều quan trọng nhất là góp được một phần sức lực, của cải giúp đời. Bà là Trương Thị Thảo, mẹ liệt sĩ ở quận Ba Đình, Hà Nội.
Trương Đăng Dung. Sinh ngày 8 tháng 5 năm 1955. Quê quán: Diễn Trường, Diễn Châu, Nghệ An. Dân tộc: Kinh. Tôn giáo: Không. Chức vụ, đơn vị hiện đang công tác: Phó Viện trưởng Viện Văn học. Hiện thường trú tại: Hà Nội. Đảng viên Đảng CSVN. Vào Hội nhà văn VN năm 2000.
Hội đồng Quản trị Tập đoàn FPT đã có nghị quyết về việc bổ nhiệm ông Trương Đình Anh làm Tổng Giám đốc FPT, thay thế cho ông Nguyễn Thành Nam và cho rằng sự thay đổi này là thích hợp và có lợi nhất cho những mục tiêu chiến lược trong 15 năm tới.
Kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2011) và tuyên dương 10 doanh nhân trẻ tiêu biểu khối Doanh nghiệp Trung ương. Chiều ngày 23/3/2011, tại trường quay S4, Trung tâm truyền hình kỹ thuật số VTC-65 Lạc Trung-Hà Nội, Ông Trương Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Công Ty CP Đầu tư Xây dựng Vinaconex-PVC vinh dự nhận bằng khen và cúp Doanh nhân trẻ tiêu biểu năm 2010.