Bắc Giang là tỉnh miền núi, được tái lập năm 1997, diện tích 3.827,38 km2, với 8 dân tộc có số dân đông cùng các dân tộc khác cư trú trên địa bàn của tỉnh, trong đó dân tộc Kinh là đông hơn cả. Trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, mỗi dân tộc ở Bắc Giang đều có những nét tiêu biểu độc đáo. Nhưng đời sống văn hóa tín ngưỡng của dân tộc Việt vẫn là chủ thể, có sự ảnh hưởng và tác động tới đời sống văn hóa tín ngưỡng của các dân tộc khác. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi xin trình bày những vấn đề khái quát, liên quan tới đời sống tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang.
Đã thành một nét đẹp truyền thống của người Việt, cứ vào sáng sớm mồng một tết, nhiều gia đình lại cùng nhau đi lễ chùa cầu chúc một năm mới an lành, nhiều may mắn đến với gia đình mình và mọi người. “Đi lễ thì lúc nào cũng được. Nhưng sáng mồng 1 tết là thời khắc đặc biêt của năm mới nên đến cầu phúc cho gia đình và con cháu sang năm mới có nhiều hạnh phúc, niềm vui”. Đêm giao thừa, nhiều dòng người đổ đi lễ chùa một mạch từ đêm, tới sáng bảnh mới lục tục kéo nhau về. Trước lễ Phật, lễ Thánh, sau về nhà lễ gia tiên. Những miền đất Phật, đất thánh như chùa Hương, Yên Tử, đền Bà Chúa kho ngay rạng sáng mùng 1 Tết, đã nô nức những dòng người trảy về.
Đã qua nhiều thế kỷ, người Việt Nam dù ở những vùng đất khác nhau, từ miền Bắc đến miền Nam, dù trong nước hay xa xứ vẫn luôn hướng về vùng đất Tổ. Mọi người coi đó là quê hương xứ sở của cả cộng đồng. Nhiều người không tiếc công sức, tiền của; chẳng ngại xa xôi, vất vả đã hành hương về đền Hùng để thắp nén nhang tưởng nhớ tổ tiên của mình. Hàng năm lễ hội đền Hùng trở thành lễ hội của cả dân tộc.
"Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh" Trong khoảnh khắc của tiết trời sang xuân đọc câu đối trên chúng ta tưởng nhớ đến hương vị tết xưa ở các vùng quê trên khắp mọi miền của đất nước ta, những hương vị tết mà ngày nay trong cuộc sống hiện đại bộn bề, ồn ào, náo nhiệt chúng ta ít được gặp lại, có chăng chúng ta chỉ được hoài tưởng qua câu chuyện kể của ông bà, những người “Muôn năm cũ- thơ Vũ Đình Liên” hoặc chúng ta đọc đâu đó trong tài liệu nói về Tết của ngày xưa.
Chăm lo việc họ là xuất phát từ trong sâu thẳm tấm lòng thành kính với tổ tiên, gắn kết tình đồng tộc. Tham gia vào công việc hoạt động dòng họ rất dễ và cũng rất khó, bởi họ cần hoàn toàn tự nguyện, không gò ép đồng thời có khuyến khích, cần khéo léo nhắc nhở, đôn đốc, không thể bỏ mặc.
Người Việt từ xa xưa, đồng thời với những tín điều của tôn giáo đang theo, vẫn có một tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên - đó không phải là một tôn giáo, mà là do lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với cha mẹ, ông bà, cụ kị đã khuất.
Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Bài gửi tdthuy_25 on Wed May 11, 2011 5:43 pm [b]Trần Đăng Sinh, Giảng viên triết học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tạp chí Triết học Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng mang tính lịch sử - xã hội, tồn tại phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Mặt tốt của hiện tượng này là ở chỗ, nó nhắc thế hệ những người đang sống phải nhớ đến nguồn, “ăn quả nhớ người trồng cây”, biết kính trọng, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ lúc sinh thời và thờ phụng khi mất. Sự thanh cao, tinh khiết của nó đã trở thành đạo lý, lẽ sống, trở thành nét đẹp trong truyền thống văn hoá của nhiều dân tộc. Song, nó cũng là sự phiền toái, nặng nề khi mang màu sắc mê tín, dị đoan, vụ lợi. Trong lịch sử và trong cuộc sông hiện tại, nó đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của con người. Các học giả trong nước và ngoài nước đã có nhiều ý kiến xung quanh hiện tượng thờ cúng tố tiên này. Đây là một loại hình tín ngưỡng hay tôn giáo? hay chỉ là một tập tục, thói quen, một hoạt động mang tính văn hoá, đạo đức?... Để có cơ sở khoa học đánh giá hiện tượng này, cần phải làm rõ nguồn gốc và bản chất của nó.
Hội đồng gia tộc- Tộc TRƯƠNG CÔNG Thanh Quýt trân trọng cám ơn:
Đúng 7h sáng 12/4 đoàn đại biểu dẫn đầu là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng nhân dân đã tiến hành Lễ dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương theo nghi thức Nhà nước.
Vùng Luy Lâu, một miền đất cổ, thủ phủ đất Giao Châu xưa (nay là xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) nằm ở khoảng giữa đồng bằng Bắc Bộ, một vùng châu thổ phì nhiêu có mật độ quần cư đông đúc, là điểm gặp gỡ của nhiều đường giao thông thủy bộ, đặc biệt là đường thủy. Vào những thế kỷ đầu Công nguyên, nơi đây đã ra đời một loại hình tín ngưỡng mới của người Việt được một số nhà nghiên cứu cho rằng đó là Phật giáo dân gian Việt Nam, với vị Phật tổ - Phật Mẫu Man Nương cùng bốn người con của Bà – bỗn Phật Bà mà dân gian quen gọi là Tứ Pháp: Pháp Vân (Phật Mây), Pháp Vũ (Phật Mưa), Pháp Lôi (Phật Sấm), Pháp Điện (Phật Chớp).